VIDEO CLIPS
Loading the player...
Bến xe Miền Trung sẽ chính thức hoạt động vào dịp 2/9
Sàn giao dịch Bất động sản Sài Gòn Sky
Trung tâm đào tạo lái xe
TÌM KIẾM
THÔNG BÁO
Thư mời tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Miền Trung tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2022
Thư mời tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022
Thông báo bán đấu giá cổ phần của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại CER.
Mẫu giấy đề nghị chuyển nhượng quyền mua
Mẫu giấy đăng ký mua CP phát hành thêm
Hướng dẫn quy trình mua và chuyển nhượng quyền mua CP
Thông báo chốt DS cổ đông và thông tin đợt phát hành CP
Hội nghị Học tập quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX – Tổng kết năm 2020, Triển khai kế hoạch và Hội nghị người lao động năm 2021
Công ty CP Đầu tư và Phát triển Miền Trung tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2020
LIÊN KẾT QUẢNG CÁO
THÔNG TIN CẦN BIẾT
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Văn phòng - 02383.847901
Hôm nay: 6058  | Tất cả: 5,088,400
 
Tin tức & Sự kiện | Tin trong nước
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những điều ít biết (Phần 2)
Tin đăng ngày: 23/8/2011 - Xem: 971
 

Buổi đầu theo cách mạng

Là một học sinh xuất sắc của trường Quốc học Huế, tháng nào anh Giáp cũng đứng đầu lớp. Có một tháng bỗng dưng anh xuống đứng thứ nhì, bạn bè, thầy giáo rất ngạc nhiên. Nhưng đối với Võ Nguyên Giáp, giờ đây việc học hành không phải là điều mà anh quan tâm duy nhất.

Anh bước vào cổng trường Quốc học Huế đúng vào lúc diễn ra phong trào đấu tranh của nông dân, các tầng lớp trí thức, học sinh Trung kỳ đòi giảm sưu cao, thuế nặng, đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, đòi được để tang nhà yêu nước cách mạng Phan Chu Trinh. Võ Nguyên Giáp nhanh chóng hòa nhập ngay vào phong trào đấu tranh đó.

Tại đây, Võ Nguyên Giáp có nhiều người bạn hoạt động trong phong trào học sinh như các anh Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), Nguyễn Thúc Hào... Đặc biệt là Nguyễn Chí Diểu, người bạn lớn hơn anh 3 tuổi, gia đình nông dân nghèo, quê ở Phú Mậu, Thừa Thiên. Hai người tuy mới quen nhưng rất thân thiết, không chỉ vì chung cảnh ngộ học trò nghèo mà giữa 2 người cùng chung một chí hướng.

Nguyễn Chí Diểu thường chia sẻ với Võ Nguyên Giáp về sự bất bình trước nền giáo dục thực dân nhằm tạo ra những tên tay sai đắc lực phục vụ cho "mẫu quốc". Cũng trong trường Quốc học Huế, học sinh Giáp còn được các thầy đầy tâm huyết dạy dỗ, như thầy Võ Liêm Sơn, thầy Cao Xuân Huy, thầy Đặng Thai Mai...

Tháng 4/1927 tại trường Quốc học Huế diễn ra cuộc bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường. Nhân một hôm thi môn toán, tên giám thị gian giảo này đã vu cho Diểu "quay cóp" bài của bạn và tức khắc đuổi Diểu ra khỏi trường.

Ảnh:
Tấm ảnh chụp Võ Nguyên Giáp khi bị chính quyền thực dân Pháp bắt, bỏ tù khi 19 tuổi. Ảnh tư liệu: Mạnh Thường.

Võ Nguyên Giáp và các bạn cùng chí hướng bất bình trước việc vu oan, giá họa đã làm đơn yêu cầu nhà trường hủy quyết định đuổi học Diểu. Nhưng đơn đã bị nhà trường trả lại. Ngay sau đó, Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa.

Trước tình hình đó nhà cầm quyền Pháp tại Huế được sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh mật thám Trung Kỳ Leon Sogny, Hiệu trưởng và Tổng giám thị Trường Quốc học Huế lúc đó là Bourotte và Harter huy động toàn bộ lực lượng giám sát mọi hoạt động của học sinh trong trường. Nhiều nam nữ sinh Huế bị bắt bớ giam cầm. Nhưng do áp lực của công luận, sau một tuần nhà đương cục Pháp phải nhượng bộ thả một số học sinh bị bắt nhưng kiên quyết đuổi một số người bị chúng coi là kẻ cầm đầu, trong đó có các anh Nguyễn Chí Diểu, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khoa Văn...

Lúc này Võ Nguyên Giáp không trở về quê ngay, anh lang thang vào Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định… vừa thăm thú bạn bè, vừa nghe ngóng tình hình. Trong thời gian ở Quảng Nam anh đến viếng nhà thờ cụ Phan Châu Trinh mới được lập ở Đà Nẵng, rồi trở về quê trong tâm trạng bế tắc.

Bỗng một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Diểu mang theo một tập tài liệu về "Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới" và một số văn kiện cuộc họp của "Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội" ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Anh Giáp đọc rất xúc động.

Nguyễn Chí Diểu cho Giáp biết sau khi bị đuổi học Diểu đã tham gia Tân Việt cách mạng Đảng hiện có cơ sở ở Huế, đồng thời cho Giáp xem chương trình, điều lệ của Tân Việt Cách mạng Đảng. Sau đó, anh Giáp được kết nạp vào Đảng Tân Việt.

Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế. Anh bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu anh Giáp đến làm việc ở Quan Hải tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh.

Võ Nguyên Giáp là thư ký của nhà xuất bản, anh sinh hoạt trong một tiểu tổ bí mật của Đảng Tân Việt do Đào Duy Anh làm tổ trưởng. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" và báo "Người cùng khổ" (Le Paria) từ Pháp gửi về.

Ảnh:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ Nguyễn Thị Quang Thái. Ảnh tư liệu: Mạnh Thường.

Từ năm 1929, Võ Nguyên Giáp trở thành một trong những thành viên trong nhóm hạt nhân của Đảng Tân Việt. Anh tích cực vận động cho tổ chức này gia nhập Đảng Cộng sản. Với tư cách là Tổng biên tập báo Tiếng dân, Đào Duy Anh giới thiệu Võ Nguyên Giáp với cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Võ Nguyên Giáp làm biên tập viên cho báo Tiếng dân, tờ báo đầu tiên ở Trung Kỳ có xu hướng tiến bộ do cụ Huỳnh Thúc Kháng chủ trương ra mắt bạn đọc vào tháng 7/1928. Qua tờ báo, Võ Nguyên Giáp viết bài tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác. Vì vậy, chính quyền thực dân ở đây ngày đêm theo dõi, giám sát từng hoạt động của anh.

Xô viết Nghệ - Tĩnh nổ ra, thực dân Pháp ra sức khủng bố trắng. Ngày 25/10/1930, lúc vừa tròn 19 tuổi, Võ Nguyên Giáp bị chính quyền thực dân bắt giam cùng một số người, trong đó có thầy Đặng Thai Mai, nữ sinh Nguyễn Thị Quang Thái, người sau đó ít lâu trở thành người vợ thân yêu của Võ Nguyên Giáp (em nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai) và nhiều bạn học Trường Quốc học Huế. Anh bị kết án hai năm tù giam tại nhà lao Thừa Phú.

Không tra khảo được gì, chúng liền nhốt anh vào xà lim suốt 15 ngày. Cuối năm 1931, do Hội Cứu tế Đỏ Pháp đấu tranh, đòi thả chính trị phạm, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương phải nhượng bộ tha một số tù chính trị. Thầy Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Quang Thái và một số anh em khác được thả. Võ Nguyên Giáp bị đưa về quản thúc ở quê nhà An Xá, hàng tháng phải trình diện với quan huyện.

Ít lâu sau, anh tìm cách ra Vinh (Nghệ An) để thực hiện chí hướng của mình. Ở Vinh, anh tìm đến thầy Đặng Thai Mai và được thầy giúp đỡ tìm kiếm việc làm tạm thời. Năm 1932, thầy Đặng Thai Mai chuyển ra dạy học ở Hà Nội, Võ Nguyên Giáp cũng ra theo thầy.

Rời ghế nhà trường từ năm Thành chung thứ hai, giờ đây tại Hà Nội, Võ Nguyên Giáp quyết định dành 10 tháng để học, dự thi lấy bằng tú tài phần nhất với tư cách thí sinh tự do và đã đỗ hạng ưu. Từ đây Võ Nguyên Giáp bắt đầu dạy học tại trường Thăng Long cùng với thầy Đặng Thai Mai. Học trò của thầy Mai, thầy Giáp sau này nhiều người đỗ đạt cao, trở thành những nhà trí thức có uy tín và có người trở thành cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước.

Năm 1936, ở Pháp, Mặt trận Bình dân lên nắm quyền, buộc chính quyền thuộc địa ở Đông Dương phải thực hiện một số cải cách dân chủ. Võ Nguyên Giáp đã tham gia nhiều cuộc đấu tranh công khai của Đảng. Trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, anh viết cho nhiều tờ báo của Đảng bằng tiếng Việt và tiếng Pháp và trở thành Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ. Sức làm việc của Võ Nguyên Giáp rất kỳ lạ, anh có thể viết suốt 24 giờ liền cho toàn bộ một số báo “Le Travail” để hôm sau đưa đến nhà in, kịp thời phát hành.

Cuối năm 1939, Chính phủ bình dân Pháp bị đánh đổ, nước Pháp nói riêng và thế giới nói chung đang đứng trước nguy cơ đe dọa của chủ nghĩa phát xít. Ở Đông Dương, nhà cầm quyền thực dân đàn áp phong trào cách mạng được dịp trỗi dậy. Ngày đêm chúng lùng sục, bắt bớ tra tấn nhiều chiến sĩ cộng sản. Chính vào lúc này, Hoàng Văn Thụ, Ủy viên Thường vụ Đảng Cộng Sản Đông Dương, khuyên Võ Nguyên Giáp nên ra nước ngoài, nơi anh có dịp gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người mà anh từng ngưỡng mộ.

Trong thời gian dạy học ở trường Thăng Long, Võ Nguyên Giáp xây dựng gia đình với người em ruột của nữ chiến sĩ cộng sản Nguyễn Thị Minh Khai là Nguyễn Thị Quang Thái, người mà anh quen trên chuyến xe lửa Vinh - Huế. Gặp Quang Thái lần đầu, anh Giáp có ngay cảm tình đặc biệt bởi dáng vẻ hiền dịu nhưng không kém phần kiên nghị, bất khuất, đôi mắt thông minh.

Ngày Quang Thái vào học trường Đồng Khánh, Huế, tình yêu giữa hai người nẩy nở và kể từ đó, người thiếu nữ ấy đã bước vào đời anh. Và họ gặp nhau trong nhà tù đế quốc. Cũng chính trong thời gian ở tù, Võ Nguyên Giáp càng hiểu Quang Thái hơn.

Mùa hè 1940, anh lên đường ra nước ngoài để lại người bạn đời, người đồng chí, Nguyễn Thị Quang Thái và một cháu gái mới sinh là Võ Hồng Anh, sau này trở thành nữ tiến sĩ Vật lý xuất sắc. Chị Thái hẹn, khi con cứng cáp sẽ đi thoát ly hoạt động. Nhưng cả hai không ngờ lần chia tay này cũng là lần vĩnh biệt. Chị Thái bị giặc Pháp bắt giam và qua đời trong ngục tù.

Như một định mệnh, đến Vân Nam (Trung Quốc), Võ Nguyên Giáp được gặp ngay Nguyễn Ái Quốc, lúc này đã mang tên Hồ Chí Minh. Chỉ sau một thời gian ngắn, Nguyễn Ái Quốc đã thấy Võ Nguyên Giáp là người cần cho chặng đường cách mạng sắp tới. Người liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An.

Trên đường tới Diên An, anh được người gọi quay lại vì tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn. Ở châu Âu, phát xít Đức đã xâm chiếm Pháp. Nguyễn Ái Quốc nhận định tình hình Đông Dương sẽ chuyển biến nhanh, cần gấp rút trở về nước chuẩn bị đón thời cơ.

Ảnh:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một chiến dịch. Ảnh tư liệu: Mạnh Thường.

Năm 1941 đúng dịp Tết nguyên đán Tân Tỵ, Võ Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng. Trong thời gian ở hang Pác Pó, Hồ Chí Minh tiên đoán cách mạng sẽ thành công vào năm 1945.

Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh trao cho Võ Nguyên Giáp xây dựng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, mà như lời tiên đoán của người: "Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó sẽ đi suốt từ Bắc chí Nam, khắp đất nước Việt Nam". Người đã thấy trước từ đội quân nhỏ bé này, đội quân cách mạng do Võ Nguyên Giáp đứng đầu sẽ ra đời làm nhiệm vụ lịch sử chiến đấu giải phóng dân tộc...

Trần Mạnh Thường

(vnexpress.net)  

     
 
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN MIỀN TRUNG 
Địa chỉ: Số 26 - Đường Nguyễn Thái Học - Tp.Vinh - Nghệ An
Điện thoại: 02383.847901 - Fax: 02383.534539
Email: info@cer.com.vn - Website: cer.com.vn
Chat hỗ trợ
Chat ngay

02383847901